• Hải Vân Quan hồi sinh sau "bắt tay lịch sử" giữa Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế

    Cập Nhật:2024-12-26 19:01    Lượt Xem:115

    Hải Vân Quan hồi sinh sau "bắt tay lịch sử" giữa Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế

    Sáng 21/12, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với thành phố Đà Nẵng tổ chức lễ công bố hoàn thành dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích quốc gia Hải Vân Quan.

    Theo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích quốc gia Hải Vân Quan có tổng mức đầu tư hơn 42 tỷ đồng, được khởi công từ tháng 12/2021, đến nay đã hoàn thành.

    Dự án tập trung vào việc phục hồi toàn diện các công trình kiến trúc, nhằm tái hiện vẻ đẹp và giá trị lịch sử của di tích.

    Lễ công bố hoàn thành dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích quốc gia Hải Vân Quan (Ảnh: Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế).

    Ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, cho biết, di tích Hải Vân Quan là công trình có giá trị quan trọng về văn hóa, lịch sử, kiến trúc, quân sự, gắn liền với triều Nguyễn.

    Trong một thời gian dài do chưa có sự thống nhất quản lý giữa Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng nên di tích thiếu sự quan tâm chăm sóc, Cái Lõi Rồng Bạch Kim_ Khám Phá Bí Ẩn và Tầm Quan Trọng bảo vệ, Vua Club Phiên Bản Mới - Trải Nghiệm Đỉnh Cao Của Game Giải Trí bị hoang phế, Cách Ng K Vwin_ Hướng Dẫn Chi Tiết Giúp Bạn Chiến Thắng Trong Các Trò Chơi Cược Online xuống cấp.

    Hai địa phương đã phối hợp lập hồ sơ xếp hạng di tích và được công nhận là di tích quốc gia năm 2017; thống nhất phối hợp quản lý, khai thác di tích.

    Theo ông Trung, hai địa phương đã tạo lập một hình mẫu tiêu biểu về công tác bảo tồn di sản, bắt đầu từ việc sưu tầm tài liệu, khảo cổ, tổ chức hội thảo, lập dự án,m f8bet thiết kế, triển khai thi công, giám sát, phát huy giá trị di tích.

    Đây là công trình đầu tiên được trùng tu với trang thiết bị kỹ thuật giám sát và đối chứng dữ liệu hiện đại nhất. 

    Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng còn đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông minh, chuyển đổi số; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ công tác phát huy giá trị di tích quốc gia Hải Vân Quan.

    Di tích Hải Vân Quan hồi sinh (Ảnh: Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế).

    Theo bà Nguyễn Thị Anh Thi, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, hai địa phương đã thực hiện một "cái bắt tay lịch sử" để hồi sinh di tích, thông qua việc xếp hạng và triển khai dự án trùng tu, bảo tồn Hải Vân Quan. 

    "Giá trị của di tích đã được chính quyền thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế nhìn nhận, đánh giá là một tài nguyên du lịch độc đáo, có tính liên kết vùng, là "một con gà đẻ trứng vàng" nếu được quản lí và khai thác một cách nghiêm túc, bài bản", bà Thi nhận định.

    Theo ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, việc quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa, thiên nhiên gắn với di tích quốc gia Hải Vân Quan là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng, góp phần vào sự phát triển kinh tế và xã hội của thành phố trực thuộc Trung ương là Huế và Đà Nẵng.

    Di tích Hải Vân Quan thuộc địa bàn thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế và phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.

    Cụm công trình kiến trúc này được xây dựng vào năm 1826 dưới thời vua Minh Mạng, nằm trên độ cao 490m của ngọn núi Hải Vân hùng vĩ. Đây là một công trình kiến trúc thành lũy quân sự, là một trong những quan ải hùng tráng bậc nhất ở Việt Nam.