-
Quảng Ngãi: Tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm nhanh
Cập Nhật:2025-01-04 15:23 Lượt Xem:199Đây là tiền đề quan trọng để tỉnh bứt phá trong năm 2025, giúp cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, nhất là hộ nghèo, cận nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Ông Phạm Văn Ụa, xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, thoát nghèo nhờ chăn nuôi trâu. Ảnh: TTXVN phát
Trong ngôi nhà mới, anh Đinh Văn Tuất (35 tuổi), ở thôn Mang Nà, xã Sơn Bao, huyện Sơn Hà không giấu được niềm vui. Anh Tuất cho biết, gia đình anh thuộc diện hộ nghèo, những năm qua, anh đi làm thuê khắp nơi để lo cho gia đình. Vợ anh ở nhà chăm sóc con và chăn nuôi, trồng trọt. Năm 2024, gia đình anh được hỗ trợ 46 triệu đồng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững để xây dựng nhà ở.
“Vợ chồng tôi không có việc làm ổn định nên gặp nhiều khó khăn. Khi biết chính quyền hỗ trợ tiền xây nhà, tôi đã bàn với vợ vay thêm 40 triệu đồng từ Ngân hàng chính sách xã hội huyện để xây ngôi nhà kiên cố. Sau khi có được căn nhà, vợ chồng tôi an tâm làm ăn, đến cuối năm 2024 gia đình tôi đã mạnh dạn xin thoát nghèo”, anh Tuất cho hay.
Huyện Sơn Hà có gần 83% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống; thu nhập của người dân chủ yếu dựa vào nông, lâm nghiệp, đời sống còn nhiều khó khăn. Thời gian qua, địa phương đã tranh thủ nguồn vốn từ các chương trình, dự án của Trung ương cũng như các nguồn vốn khác để hỗ trợ đầu tư xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, chuyển đổi nghề, xây dựng các công trình nước sạch tập trung.
Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Sơn Hà Trần Thanh Trung cho biết, huyện đã thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách đầu tư hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo hằng năm của huyện giảm từ 4 - 4,5% (năm 2024 dự kiến giảm 5,63%). Thời gian tới, huyện tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cả hệ thống chính trị vào cuộc để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, soi cầu 247 miền nam tiểu dự án,go88 hit phấn đấu nâng cao đời sống cho người dân, go88.club apk giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mức thấp nhất.
Là một trong 2 huyện nghèo của tỉnh Quảng Ngãi, huyện Sơn Tây thụ hưởng đầy đủ 3 chương trình mục tiêu quốc gia (xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, xóa đói giảm nghèo bền vững). Do vậy, huyện đã tập trung hỗ trợ sản xuất cho người dân, tạo điều kiện cho bà con tiếp cận các chính sách, nguồn lực, thị trường, giải quyết việc làm, tăng thu nhập.
Anh Đinh Văn Đức, thôn Tang Via, xã Sơn Dung, huyện Sơn Tây thoát nghèo nhờ được hỗ trợ bò và vay vốn phát triển chăn nuôi. Ảnh: TTXVN phát
Anh Đinh Văn Đức, thôn Tang Via, xã Sơn Dung,m f8bet huyện Sơn Tây chia sẻ: Năm 2023, gia đình anh được Nhà nước hỗ trợ một con bò sinh sản. Chính quyền địa phương cũng hướng dẫn cách chăm sóc, phòng bệnh, làm chuồng trại để chăn nuôi, nên bò phát triển tốt. Ngoài ra, được sự hỗ trợ của Hội Nông dân xã, vợ chồng anh đã mạnh dạn vay 20 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội để phát triển chăn nuôi gà, lợn. Nhờ đó, cuối năm 2024, gia đình anh đã thoát nghèo.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Sơn Tây Phạm Hồng Khuyến cho biết, huyện tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, miền núi; trong đó, lựa chọn bước đột phá về nông nghiệp sạch, hữu cơ để thực hiện. Điều này giúp kinh tế nông nghiệp của huyện có những bước phát triển vững chắc, nhất là xây dựng sản phẩm đặc trưng địa phương, nâng tầm giá trị nông sản. Huyện đã và đang hình thành vùng trồng cây chủ lực là cây cau, vùng cây trồng mới như ổi, chuối, bưởi,... đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp trong tình hình mới. Nhờ đó, năm 2024, huyện Sơn Tây đã giảm 681 hộ nghèo (11,65%), đến nay tỷ lệ hộ nghèo còn 22,4%.
Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi Võ Phiên, những năm qua, tỉnh tận dụng hiệu quả các nguồn lực từ các chương trình, chính sách đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; ưu tiên và tập trung xây dựng, phát triển các mô hình hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp theo chuỗi giá trị; tạo đầu ra ổn định cho nông sản, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân. Năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của khu vực miền núi giảm hơn 7%, vượt 2,5% chỉ tiêu Nghị quyết tỉnh giao. 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông; 100% số trường, lớp học và trạm y tế được xây dựng kiên cố. Văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số được bảo tồn và phát triển, tình hình an ninh chính trị trong vùng được giữ vững.
Tỉnh Quảng Ngãi cũng đặt mục tiêu đến năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi giảm còn 6,19%; có thêm 1 huyện miền núi thoát nghèo; giảm 50% số xã, thôn đặc biệt khó khăn. Đến năm 2030 cơ bản không còn xã, thôn đặc biệt khó khăn.
“Thời gian tới, ngoài thực hiện đồng bộ các chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ từ Trung ương, tỉnh Quảng Ngãi cũng đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức tự lực vươn lên phát triển kinh tế hộ gia đình nhằm thoát nghèo nhanh, hiệu quả và mang tính bền vững”, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi Võ Phiên nhấn mạnh.