• Chủ xe tré trộn nổi tiếng ở TPHCM: Vừa bán vừa chạy, nghệ sĩ cũng tìm ăn

    Cập Nhật:2024-12-26 19:01    Lượt Xem:169

    Chủ xe tré trộn nổi tiếng ở TPHCM: Vừa bán vừa chạy, nghệ sĩ cũng tìm ăn

    Xe tré trộn lưu động hơn 10 năm

    19h, chị Đặng Thị Phượng (SN 1975) dừng xe ở đầu đường Lê Thị Riêng (quận 1, TPHCM), nhanh tay bào mỏng mấy trái cóc non rồi bắt tay vào chế biến món tré trộn "kiểu miền Nam" mà chị đã bán nhiều năm.

    Chị Phượng đã bán tré trộn ở TPHCM 10 năm (Ảnh: Mộc Khải).

    Chị Phượng là chủ xe tré trộn lưu động nổi tiếng ở TPHCM, được nhiều người trẻ biết đến. Món tré chị Phượng bán để lại ấn tượng bởi không giống món tré thông thường của người miền Trung mà được biến tấu phù hợp với khẩu vị người miền Nam, mang vị chua ngọt, giảm vị cay mặn.

    "Tôi vào TPHCM sống đã lâu nên dựa vào sở thích của người miền Nam mà sáng tạo ra món tré này. Nguyên liệu gồm tré, cóc non, chả, đậu phộng và tỏi và không đậm vị cay mặn như món tré truyền thống của miền Trung", chị nói.

    Mỗi sáng, chị Phượng đi chợ rồi về lặt rau, rang đậu phộng và làm nước mắm, đến trưa là đủ nguyên liệu để trộn tré. Từ 12h, chị trộn tré tại nhà ở đường Rạch Bùng Binh (quận 3, TPHCM), khách hàng có nhu cầu sẽ gọi điện đặt tré rồi đến lấy hoặc nhờ chị Phượng đặt giao hàng nhanh.

    Tối đến, chị Phượng mới chạy xe máy đi khắp khu vực trung tâm thành phố để bán đến 4h sáng mới trở về nhà. Cứ có điện thoại đặt hàng, chị lại nhanh chóng lên xe, chạy đến điểm hẹn để bán chứ không đứng yên ở điểm nào lâu.

    Món tré của chị Phượng được trộn chủ yếu với cóc non (Ảnh: Mộc Khải).

    Chưa làm hết hộp tré này, chị Phượng đã nhận điện thoại của khách khác. Vậy nên lúc nào chị cũng "luôn tay luôn chân", trộn tré thật nhanh cho khách để có thể đến điểm bán tiếp theo.

    Chị chia sẻ: "Tôi thường sẽ di chuyển ở các điểm gần nhau, Web Casino Uy Tín VB9 - Đánh Giá Và Lý Do Bạn Nên Chọn bán từng hộp tré cho khách. Nếu khách ở xa, XBet88 - Cổng game trực tuyến uy tín hàng đầu tại Việt Nam mua 3-4 hộp tôi cũng sẽ chạy đi giao. Mỗi hộp tré thường có giá 50.000 đồng, Hi88 Club Đăng Nhập - Hướng Dẫn Chi Tiết và Lợi Ích nhưng có những khách muốn ăn ít hơn hay nhiều hơn tôi vẫn bán".

    Đến nay, chị Phượng đã bán tré 10 năm. Hình bóng của chị trên chiếc xe máy đã quen thuộc với nhiều người trẻ ở TPHCM. Đặc biệt, khách quen của chị còn là không ít nghệ sĩ.

    Chị Phượng cho hay: "Ngọc Phước, Võ Tấn Phát và nhiều nghệ sĩ khác tập kịch ở Sân khấu Thế Giới Trẻ thường gọi điện cho tôi giao hàng đến. Ai ăn tré của tôi cũng khen, có người còn gọi tôi là... nữ hoàng tré" (cười).

    Mưu sinh nuôi chồng mắc bệnh ung thư

    Chị Phượng từ Quảng Ngãi vào TPHCM mưu sinh từ năm 19 tuổi. Bao năm qua, chị đổi hết nghề này đến nghề khác, từ bán cháo lòng, bánh chuối nướng, phục linh lạnh đến trái cây,go88 tài xỉu đậu nấu...

    "Trong đó, thời gian tôi bán vé số là dài nhất. Đến khi tôi nghĩ ra món tré "kiểu miền Nam" thì đổi nghề đến nay", chị nói.

    Chị Phượng cho biết, trước thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, chị bán rất chạy. Song, sau thời gian giãn cách xã hội, khách quen của chị người thì đi đến nơi khác mưu sinh, người thay đổi thói quen ăn uống nên chị bán chậm hơn xưa rất nhiều.

    Những ngày qua, hình ảnh xe tré của chị bất ngờ lan truyền trên mạng xã hội, nên chị được nhiều người gọi điện đặt hàng, buôn bán cũng khá hơn.

    "Lúc trước tôi bán được khoảng 700.000-800.000 đồng/ngày. Những ngày qua được nhiều người gọi, tôi bán được hơn 1,5 triệu đồng/ngày, lời khoảng hơn 400.000 đồng/ngày", chị cho hay.

    Hiện tại, chị Phượng là lao động chính của gia đình (Ảnh: Mộc Khải).

    Ít ai biết, đằng sau gương mặt tươi tắn, niềm nở với khách hàng của chị Phượng là nỗi lo khôn nguôi về người chồng đang bệnh tật. Chị tâm sự, năm ngoái, chồng chị được chẩn đoán mắc bệnh ung thư và phải cắt bỏ bàng quang, mang túi nước tiểu nhân tạo.

    Chị nói: "Cứ 21 ngày, chồng tôi lại vào TPHCM vô thuốc 1 lần rồi trở về quê với con gái đang học lớp 12. Còn tôi ở lại TPHCM cố gắng làm việc, gánh vác kinh tế gia đình. Chi phí thuốc thang cho chồng tôi tốn kém lắm, chỉ riêng túi nước tiểu mỗi ngày đã gần 200.000 đồng.

    Trước đây tôi làm dư được hơn 300 triệu đồng, giờ còn khoảng vài chục triệu, cầm cự cho chồng được vài tháng nữa".

    Hiện tại, chị Phượng ở TPHCM cùng những người bạn buôn bán. Lúc chồng chưa bệnh, chị thoải mái hơn nên 1 năm về quê 4 lần. Còn bây giờ, khi nào có việc chị Phượng mới về quê, vì phải tập trung kiếm tiền.

    "Số phận đã như thế, tôi chỉ biết cố gắng làm việc mà thôi. Tôi chỉ mong mình có sức khỏe để gánh vác gia đình, lo liệu cho chồng, cho con. Mỗi ngày, nhận được nhiều cuộc điện thoại của khách là tôi thấy vui rồi", chị Phượng cho hay.